Tiếng Việt Nam

Thúc đẩy mô hình chăn nuôi chất lượng cao tại Việt Nam

CMGPublished: 2024-11-18 11:21:35
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Sau 5 năm đến Bình Phước, Đa nhận thấy thu hoạch lớn nhất mà mình có được là kinh nghiệm và kiến thức trong ngành chăn nuôi.

“[Thu nhập tại New Hope] nói chung là ở mức khá cao so với những trang trại khác ở Việt Nam. Hiện tại em có thể cung cấp cho con gái mọi thứ mà con muốn, như là đồ chơi hay đi học. Dù con muốn học thêm múa hay là học thêm ngoại ngữ bên ngoài em cũng đều có thể lo được,” Đa nói. Đảm bảo được cho con một cuộc sống đủ đầy, êm ấm là điều khiến anh vô cùng hạnh phúc.

Để thực hiện quy trình quản lý khép kín nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, phòng tránh dịch bệnh cho đàn lợn, các nhân viên chăm sóc như anh Đa sẽ ở bên trong ký túc xá của trại và hạn chế ra ngoài. Mỗi lần trở lại trại làm việc, nhân viên sẽ phải lấy mẫu xét nghiệm và chờ đợi kết quả ở phòng cách ly. Vì những nguyên nhân này, nhiều người nói công việc bên trong trang trại gò bó, mất tự do không khác gì bị giam cầm.

Là người trong cuộc nhưng Đa lại cảm nhận hoàn toàn khác: “Ở đây thì quả thực vui vẻ, mọi người ăn thì ăn cơm chung, chơi thì chơi chung, làm thì làm chung. Các sếp Trung Quốc đều có thể giao tiếp tốt với nhân viên Việt Nam trong trại. Nhân viên Việt Nam thì đang trong quá trình học tập tiếng Trung để giao tiếp với các sếp.”

“Chế độ ngày làm của nhân viên là như vầy: Thứ Bảy, Chủ Nhật cũng phải làm, vì tính chất công việc, heo thì thứ Bảy Chủ Nhật cũng phải ăn mà. Nhưng mà tuy nhiên mỗi 2 tháng công ty cũng cho nhân viên về phép một lần,” Đa nói. Là một lao động đi làm xa nhà, anh rất vui vì mỗi lần về quê có tới 8-10 ngày phép.

Với năng lực thị trường mạnh mẽ và khả năng tác động đến các tiêu chuẩn của ngành về phát triển xanh và bền vững, New Hope đã được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chọn làm đối tác trong nhiều dự án tại Trung Quốc và khu vực. Trước những thách thức mà các công ty nông nghiệp phải đối mặt trong việc đảm bảo vốn dài hạn do những rủi ro vốn có của ngành, ADB đã cung cấp cho New Hope các khoản vay tổng cộng 95 triệu đô la Mỹ kể từ năm 2019, một số trong số đó đã được phân bổ cho các dự án tại Việt Nam.

Bà Vương Vi (Wang Wei), cán bộ ADB phụ trách dự án hợp tác giữa ngân hàng và New Hope, cho biết thông qua các dự án này, ADB đặt mục tiêu thúc đẩy mô hình kinh doanh nông nghiệp tích hợp và toàn diện, bảo tồn tài nguyên và giảm tác động đến môi trường, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp và các bên liên quan khác trong chuỗi giá trị chăn nuôi trong thời kỳ khó khăn, chẳng hạn như đại dịch COVID-19 vừa qua.

“Quan hệ đối tác với New Hope nhấn mạnh vào nông nghiệp tuần hoàn, tập trung vào tính bền vững của môi trường trong khi thúc đẩy phát triển khu vực thông qua các hoạt động canh tác có trách nhiệm và sáng tạo. Chúng tôi rất vui khi thấy tiềm năng đáng kể của New Hope trong việc nhân rộng mô hình kinh doanh tích hợp của mình tại các thị trường mới nổi như Việt Nam, cuối cùng là tăng cường tiếp cận với những người nông dân sản xuất nhỏ và cải thiện sinh kế của họ", đại diện ADB cho biết.

Phóng viên: Thanh Xuân

Biên tập viên:Thanh Đóa

首页上一页123 3

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn